Kịch bản livestream trên Facebook, bán hàng dễ như ăn kẹo

Ngày nay, livestream trên facebook không còn là cụm từ xa lạ đối với mọi người, không chỉ facebook, các shop hoàn toàn có rất nhiều những kênh có thể phát live khác nhau, hay thậm chí là cùng 1 lúc song song như shopee, ladaza…. Trong đó, việc có kịch bản sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp, nhất là những người chưa biết bắt đầu từ đâu, chưa biết lên sóng trực tiếp sẽ làm gì.

[su_button url=”https://rimo.vn/mau-livestream/” style=”glass” size=”6″ wide=”yes” center=”yes” icon=”icon: arrow-right” icon_color=”#ffe317″]Xem Danh Sách Người Mẫu Của RIMO.VN[/su_button]

Kịch bản livestream trên Facebook có thực sự cần thiết?

Với những shop mới bắt đầu live, kịch bản livestream có thể xem như 1 trợ thủ đắc lực giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận khách hàng cũng như giới thiệu sản phẩm. Có kịch bản cũng như có sự chuẩn bị trước sẽ giúp người xem đánh giá shop cao hơn, nhìn thấy sư chuyên nghiệp của shop cũng như tạo được độ tin tưởng với khách hàng hơn. Chắc chắn, những shop có kịch bản livestream cụ thể rõ ràng sẽ thu hút hơn những shop chỉ ấn phát trực tiếp rồi tự ứng phó theo tình hình. Từ đó cũng giúp doanh nghiệp kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Kịch bản sẽ giúp shop chủ động được thời lượng phát live trực tiếp. Ví dụ bạn kinh doanh quần áo, có kịch bản sẽ giúp bạn phân bổ được thời lượng live, tránh tình trạng mẫu thì lên live quá lâu còn mẫu thì quá ít do thời live sắp hết, phải qua mẫu nhanh. Người dùng không đủ kiên nhẫn để xem hết live, mẫu cũng lúng túng không khớp được với shop do không có kịch bản.

Hướng dẫn cách viết kịch bản livestream trên Facebook

Bước 1: Trước khi bắt đầu bắt tay vào viết 1 kịch bản livestream cho riêng mình, bạn cần phải hiểu rõ nhu cầu khách hàng của mình. Từ đó, đánh vào tâm lý khách hàng. Ví dụ bạn kinh doanh quần áo, có thể chơi mini game tặng quà cho khách để kéo mọi người vào xem live hay tag bạn bè, chia sẻ live của shop mình rộng rãi hơn.

Bước 2: Phân bổ thời gian cụ thể. Nên phân bổ cụ thể thời gian cho từng sản phẩm mà mình định livestream trong buổi đó. Ví dụ, 1 buổi live kéo dài 1 giờ 30 phút. Hãy chắc chắn rằng trong khoảng thời gian đó, bạn chia đủ thời gian để có thể live tất cả các sản phẩm cần lên mà không bị chậm trễ hay bị nhàm chán khiến người xem out ra khỏi live của bạn.

Bước 3: Có những câu nhấn mạnh, nhất là giá để khách hàng chú ý hơn. Cụ thể, nên có những câu cú riêng cho mẫu livestream, từ đó tạo ra được phong cách riêng của shop. Khiến cho khách hàng thu hút hơn, chú ý hứng thú hơn mỗi khi nhận được thông báo livestream của shop.

Nên có sự thông báo trước vào mỗi buổi live để tiếp cận được khách hàng trước khi bắt đầu vào livestream.

Bước 4: Có những ưu đãi riêng khi khách đặt hàng trên live. Ví dụ bạn có thể freeship cho những khách hàng đặt trên live sẽ giúp họ cảm thấy muốn đặt ngay lập tức kẻo hết ưu đãi.

Nói chung, càng chi tiết, cụ thể, khớp với mẫu thì livestream của bạn sẽ càng hoàn hảo, càng đạt được đến target mà bạn mong muốn gần hơn.

Có thể bạn muốn tham khảo:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *